Cây ba chạc có thể dùng để rửa vết thương, vết loét, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Vỏ thân và vỏ rễ, lá được làm thuốc bổ đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ (làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa), chữa phong thấp, đau nhức, xương tê mỏi.
Tên khoa học: Evodia lepta (Spreng) Merr, họ Cam (Rutaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.
Mô tả: cây nhỡ cao 2-8m. Lá chét nguyên, lá có 3 lá chét, Nách các lá có cụm hoa và ngắn hơn lá. Qủa nang chứa mỗi cái một hạt hình cầu màu đen lam bóng có đường kính 2mm, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhãn, nhăn nheo ở cạnh ngoài.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ (Cortex Evodie leptae), Lá (Folium Evodiae leptae).
Thành phần hóa học chính: Rễ chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ. Tinh dầu có thành phần chính là pinen và furfuraldehyd.
Công dụng: Lá và cành tươi nấu với nước để rửa vết thương, vết loét, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Vỏ thân và vỏ rễ, lá đượ dùng làm chè uống cho phụ nữ sau sinh dưới dạng thuốc bỏ đắng (làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa). Loại nước này còn có thể chữa đau nhức, phong thấp, xương tê mỏi.
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày: 4-12g dạng nước
Cây Ba Chạc - Evodia lepta (Spreng) Merr
Bài thuốc:
1. Chữa các loại mụn nhọt, vết thương, nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, lở ngứa, chốc đầu: Lá Ba chạc, Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) thay chè hàng ngày. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp hoặc phơi khô tán bột làm thuốc đắp.
2. Chữa phong thấp, đau gân, bán thân bất toại, nhức xương tế bại và điều hòa kinh nguyệt: ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
3. Thuốc bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa, làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ: Vỏ thân, vỏ rễ, lá Ba chạc đun nước uống hàng ngày (có thể kết hợp uống nước sắc lá Vối nhà).
4. Dự phòng cúm truyền nhiễm, viêm não: sắc uống Ba chạc 15g, Rau má 30g, Cúc chỉ thiên 15g, Đơn buốt 15g.
No comments:
Post a Comment