Thursday, July 9, 2015

Chữa tiêu chảy kiết lỵ bằng cây đa đa

| No comment
Tên khác: Dây hải sơn, Dây xân, Dây săng, Cò cưa.

Tên khoa học: Harrisonia perforata (Blanco) Merr, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Mô tả: Cây bụi mọc sum suê. Thân cành có gai cong và phủ lông mịn như len, cành non màu nâu tím. Lá kép lông chim, mọc so le, mép nguyên hoặc khía răng, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng màu lục sẫm, mặt dưới nhạt. Qủa dẹt có hình cầu. Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành xim, hoa màu trắng. 
Bộ phận dùng: Vỏ thân, thu hái về thái mỏng, phơi khô.
Công dụng: Làm thuốc chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dược liệu dạng thuốc sắc.

Chữa tiêu chảy kiết lỵ bằng cây đa đa
Cây đa đa - Harrisonia perforata (Blanco) Merr

Bài thuốc:

1. Thuốc chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều: Đa đa 100g, Củ riềng 50g, Vỏ quýt 25g, Hạt đậu ván 50g. Vỏ Đa đa nấu với nước rồi cô thành cao lỏng. Củ riềng, vỏ quýt, hạt đậu ván đều sao, tán rây thành bột mịn. Tộn cao với bột thành một khối dẻo không dính tay, xát qua rây thưa để được cốm, rồi phơi hoặc sấy khô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-20g.

2. Chữa thần kinh tọa: Rễ cây Đa đa 20g, Rễ cây mọi lưu 10g, vỏ cây chân chim 20g, Thương vàng 20g, Thổ thục linh 20g, Vỏ cây sung 20g, Rễ cây sầm xạ 15g, Cam thảo dây 20g, Hà thủ ô 20g, Cỏ xước 20g. Tất cả chặt ngắn hoặc thái lát phơi khô, sắc với 400ml còn 100ml. Uống một ngày 1 thang.

3. Chữa đau lưng cúi ngửa không được, đi đứng hạn chế hoặc đau lưng nhức mỏi sau khi lao động nặng: Cây Đa đa 30g, Cốt toái bổ 10g, Cây ngũ sắc 15g, Cối xay 15g, Rễ nhàu 15g, Lạc tiên 15g, Dây cam thảo 10g, Củ gió đất 10g, Thổ thục linh 10g. Các vị thuốc phơi khô, sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tags : , ,

No comments:

Post a Comment

Bài Viết Phổ Biến

Accordition